THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

TỈNH THANH HÓA
   


Tình huống Các hình thức thực hiện và thẩm quyền phê duyệt dự án/ kế hoạch/ nhiệm vụ ứng dụng CNTT
Lĩnh vực Khoa học - Công nghệ - Thông tin và Truyền thông
Chủ đề Các quy định trong hoạt động đầu tư, mua sắm công
Trạng thái Còn hiệu lực
File đính kèm

1. Các hình thức thực hiện

- Lập dự án đầu tư công theo quy định tại Luật Đầu tư công. 

- Lập dự án sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên.

- Thực hiện mua sắm sử dụng kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đấu thầu, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Thẩm quyền quyết định

Thẩm quyền quyết định chủ trương, phê duyệt nhiệm vụ, giao kế hoạch vốn/ dự toán được căn cứ theo quy mô, tính chất của dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT được phân cấp quyết định tại Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật đầu tư công, văn bản hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn đầu tư ứng dụng CNTT (Nghị định 73/2019/NĐ-CP, Nghị định 82/2024/NĐ-CP).


1. Các hình thức thực hiện

- Lập dự án đầu tư công theo quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn.

(sử dụng nguồn kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước hoặc nguồn thu hợp pháp của cơ quan Nhà nước) 

- Lập dự án sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên theo quy định tại Điều 51a được bổ sung tại khoản 29 Điều 1. Nghị định số 82/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

- Thực hiện mua sắm sử dụng kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đấu thầu, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định của pháp luật có liên quan sau khi được phân bổ dự toán (theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 73/2019/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại khoản 28 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP của Chính phủ).

Các trường hợp thực hiện theo quy định mua sắm này gồm:

+ Mua sắm dự phòng, thay thế các thiết bị phần cứng thuộc hệ thống thông tin hiện có; mua sắm thiết bị không cần lắp đặt; mua sắm phần mềm thương mại (bao gồm cập nhật bản quyền phần mềm thương mại);

+ Gia hạn bảo hành (bảo hành mở rộng); bảo trì, sửa chữa hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm; quản trị, vận hành, thuê quản trị, hỗ trợ kỹ thuật hệ thống thông tin; dịch vụ an toàn thông tin mạng; dịch vụ an ninh mạng;

+ Tạo lập cơ sở dữ liệu; chuẩn hoá, chuyển đổi phục vụ cho nhập dữ liệu, tạo lập cơ sở dữ liệu; thực hiện nhập dữ liệu cho cơ sở dữ liệu; duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu; bảo đảm hoạt động thường xuyên cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng;

+ Thuê dịch vụ công nghệ thông tin sẵn có trên thị trường. Giá thuê dịch vụ (tính theo đơn giá của từng dịch vụ sử dụng hoặc đơn giá sản phẩm đầu ra của dịch vụ) được xác định trên cơ sở báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất dịch vụ tại thời điểm thuê dịch vụ;

+ Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên để khắc phục ngay hoặc xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố thiên tai, hỏa hoạn hoặc thực thi nhiệm vụ giải quyết sự cố theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc yêu cầu nghiệp vụ quy định tại văn bản quy phạm pháp luật;

 

  1. Thẩm quyền quyết định

2.1. Đối với dự án đầu tư công:

a) Thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án:

STT

Loại dự án

Chủ trương đầu tư

Phê duyệt dự án

1

Dự án quan trọng quốc gia 

Quốc hội (quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật đầu tư công).

Thủ tướng Chính phủ (quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật đầu tư công).

2

Dự án nhóm A không phân biệt tổng mức đầu tư 

- Thủ tướng Chính phủ (quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật đầu tư công).

- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do địa phương quản lý, trừ dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư (quy định tại khoản 6  Điều 17 Luật đầu tư công).

- Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương Quyết định đầu tư dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền quản lý (quy định tại điểm a, khoản 2  Điều 35 Luật đầu tư công).

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư (quy định tại điểm b. khoản 3  Điều 35 Luật đầu tư công).

- Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết, trừ các dự án đầu tư mua sắm dự phòng, thay thế các thiết bị phần cứng thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có, mua sắm thiết bị không cần lắp đặt, phần mềm thương mại (quy định tại khoản 1 Điều 20 và điểm b, khoản 2, Điều 22 Nghị định 73/2019/NĐ-CP).

3

Dự án nhóm A khác sử dụng vốn ngân sách trung ương do Bộ, cơ quan trung ương quản lý

Thủ tướng Chính phủ

(quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật đầu tư công).[A1] 

- Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương Quyết định đầu tư dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền quản lý (quy định tại điểm a, khoản 2  Điều 35 Luật đầu tư công).

- Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết, trừ các dự án đầu tư mua sắm dự phòng, thay thế các thiết bị phần cứng thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có, mua sắm thiết bị không cần lắp đặt, phần mềm thương mại (quy định tại khoản 1 Điều 20 và điểm b, khoản 2, Điều 22 Nghị định 73/2019/NĐ-CP).

4

- Dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, trừ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công do Quốc hội và Chính phủ quyết định.

- Dự án đầu tư sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại.

- Dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để chuẩn bị dự án đầu tư.

Thủ tướng Chính phủ

(quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật đầu tư công).

- Thủ tướng Chính phủ Quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo và các chương trình, dự án khác theo quy định của Chính phủ.

(quy định tại khoản 1, Điều 35 Luật đầu tư công)

- Các lĩnh vực khác thẩm quyền quyết định đầu tư được phân cấp thẩm quyền phê duyệt theo phân loại dự án.

5

Dự án Nhóm B, C

- Bộ trưởng, người đứng đầu Bộ, Thủ trưởng cơ quan TW;

(quy định tại khoản 5, Điều 17 Luật đầu tư công)

- Hội đồng nhân dân các cấp đối với nguồn vốn địa phương.

(quy định tại khoản 7, Điều 17 Luật đầu tư công)

 

- Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương Quyết định đầu tư dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền quản lý (trừ trường hợp đã được phân cấp cho đơn vị trực thuộc phê duyệt).

(quy định tại khoản 2, Điều 35 Luật đầu tư công)

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư do cấp mình quản lý.

(quy định tại khoản 3, khoản 4, Điều 35 Luật đầu tư công)

- Đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định thiết kế cơ sở đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư, trừ các dự án có thiết kế cơ sở thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông. 

(quy định tại mục c, khoản 2, Điều 22 Nghị định 73/2019/NĐ-CP)

- Đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc người có thẩm quyền quyết định đầu tư thẩm định thiết kế cơ sở, trừ các dự án có thiết kế cơ sở thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc thuộc thẩm quyền thẩm định quy định tại khoản 2, Điều 22 Nghị định 73/2019/NĐ-CP).

(quy định tại mục d, khoản 2, Điều 22 Nghị định 73/2019/NĐ-CP)

b) Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và kế hoạch vốn hàng năm:

- Đối với nguồn thu hợp pháp: Điều 59 Luật đầu tư công quy định thẩm quyền về: Lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch vốn trung hạn và hằng năm vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư.

Theo đó tại khoản 5 Điều 59 Luật đầu tư công quy định Chính phủ quy định chi tiết về nội dung này.

- Đối với nguồn ngân sách nhà nước:

+ Việc trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn được quy định tại Điều 60 Luật đầu tư công, theo đó Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, bao gồm tổng số vốn và cơ cấu vốn ngân sách nhà nước cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương; danh mục, mức vốn của các chương trình, dự án đầu tư công, mức vốn cho nhiệm vụ quy hoạch, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và đối tượng đầu tư công khác nguồn vốn ngân sách trung ương.

- Việc trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công hằng năm được quy định tại Điều 61 Luật đầu tư công.

2.2. Đối với hoạt động mua sắm sử dụng kinh phí chi thường xuyên

STT

Loại hoạt động mua sắm

Quyết định phê duyệt kế hoạch thuê/ giao nhiệm vụ

Quyết định giao dự toán

1

Thuê dịch vụ CNTT có sẵn trên thị trường

Đơn vị dự toán các cấp Quyết định phê duyệt Kế hoạch thuê dịch vụ CNTT (Theo quy định phân cấp của UBND các cấp, các bộ, ngành, cơ quan TW)

Đơn vị dự toán các cấp Quyết định giao dự toán (Theo quy định phân cấp của UBND các cấp, các bộ, ngành, cơ quan TW)

2

Thuê dịch vụ CNTT không có sẵn trên thị trường

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan TW quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc thuê dịch vụ CNTT không có sẵn trên thị trường.

Đơn vị dự toán các cấp Quyết định giao dự toán (Theo quy định phân cấp của UBND các cấp, các bộ, ngành, cơ quan TW)

3

Nhiệm vụ mua sắm hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị dự toán các cấp Quyết định giao nhiệm vụ, giao dự toán (Theo quy định phân cấp của UBND các cấp, các bộ, ngành, cơ quan TW)

Đơn vị dự toán các cấp Quyết định giao dự toán (Theo quy định phân cấp của UBND các cấp, các bộ, ngành, cơ quan TW)

2.3. Đối với dự án sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên:

a) Thẩm quyền phê duyệt dự án (không cần bước thực hiện trình phê duyệt chủ trương đầu tư):

STT

Loại dự án

Phê duyệt dự án

1

Dự án nhóm A 

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương;

(quy định tại mục a, khoản 4, Điều 51, Nghị định 73/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 28, Điều 1, Nghị định 82/2024/NĐ=CP).

- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

(quy định tại mục b, khoản 4, Điều 51, Nghị định 73/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 28, Điều 1, Nghị định 82/2024/NĐ=CP).

- Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan, đơn vị chuyên môn quản lý về tài chính, ngân sách nhà nước thuộc cấp có thẩm quyền tổ chức thẩm định dự án (gọi chung là đầu mối tổ chức thẩm định);

(quy định tại mục a, khoản 4, Điều 51a, Nghị định 73/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 29, Điều 1, Nghị định 82/2024/NĐ=CP).

- Thẩm định thiết cơ sở, thiết kế chi tiết (trường hợp thực hiện theo hình thức báo cáo kinh tế - kỹ thuật)

(quy định tại khoản 5, Điều 51a, Nghị định 73/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 29, Điều 1, Nghị định 82/2024/NĐ=CP).

+ Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định thiết kế cơ sở đối với dự án quan trọng quốc gia; thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết đối với dự án nhóm A;

+ Trong trường hợp đơn vị thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết đồng thời là chủ đầu tư, đơn vị thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết thành lập hội đồng thẩm định để thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết hoặc cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư giao cho đơn vị chuyên môn khác thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết.

5

Dự án Nhóm B, C

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương;

(quy định tại mục a, khoản 4, Điều 51, Nghị định 73/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 28, Điều 1, Nghị định 82/2024/NĐ=CP).

- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

(quy định tại mục b, khoản 4, Điều 51, Nghị định 73/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 28, Điều 1, Nghị định 82/2024/NĐ=CP).

- Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan, đơn vị chuyên môn quản lý về tài chính, ngân sách nhà nước thuộc cấp có thẩm quyền tổ chức thẩm định dự án (gọi chung là đầu mối tổ chức thẩm định);

(quy định tại mục a, khoản 4, Điều 51a, Nghị định 73/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 29, Điều 1, Nghị định 82/2024/NĐ=CP).

- Thẩm định thiết cơ sở, thiết kế chi tiết (trường hợp thực hiện theo hình thức báo cáo kinh tế - kỹ thuật)

(quy định tại khoản 5, Điều 51a, Nghị định 73/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 29, Điều 1, Nghị định 82/2024/NĐ=CP).

+ Đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư, trừ các dự án có thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

+ Đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết, trừ các dự án có thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc thuộc thẩm quyền thẩm định quy định tại điểm b khoản này;

+ Trong trường hợp đơn vị thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết đồng thời là chủ đầu tư, đơn vị thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết thành lập hội đồng thẩm định để thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết hoặc cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư giao cho đơn vị chuyên môn khác thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết.

b) Thẩm quyền phê duyệt dự toán:

- Trình tự, thủ tục lập dự toán, phân bổ dự toán kinh phí, thanh quyết toán kinh phí thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thực hiện theo quy định của pháp Luật Ngân sách nhà nước về lập dự toán, phân bổ dự toán kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước, pháp luật về thanh toán, quyết toán kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan.

(quy định tại khoản 5, Điều 51, Nghị định 73/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 28, Điều 1, Nghị định 82/2024/NĐ=CP).

- Nội dung của việc lập dự toán, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên. Nội dung chi tiết tại Nghị định 138/2024/NĐ-CP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục, công trình trong các dự án đã đầu tư, xây dựng.

(Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị; nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng sử dụng kinh phí chi thường xuyên trong lĩnh vực công nghệ thông tin, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khác (nếu có, ngoài quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 138/2024/NĐ-CP): Các cơ quan, đơn vị áp dụng quy định tại Nghị định này về trình tự, thủ tục lập dự toán, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí chi thường xuyên và thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan để tổ chức thực hiện đảm bảo đúng quy định).

 [A1]Mỗi 1 nội dung này tương ứng với 1 tài liệu bóc tách để hyperlink tham chiếu đến tài liệu bóc tách

Văn bản liên quan

1 Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công

Bóc tách liên quan

2 Điều 13 đến Điều 15 Nghị định 73/2019/NĐ-CP
3 Điều 13 đến Điều 15 Nghị định 73/2019/NĐ-CP

   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.